TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

04/11/2022

CEO Masan lần đầu hé lộ lý do thâu tóm Phúc Long

Mục lục bài viết:

    Cho rằng để xây dựng từ đầu có thể mất 5-7 năm mà chưa chắc đã thành công, Masan mua 85% vốn Phúc Long - thương hiệu mạnh giống Starbucks để đưa ra thế giới.


    Ông Danny Le, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) lần đầu tiết lộ lý do thâu tóm chuỗi Phúc Long tại họp báo công bố Diễn đàn M&A Việt Nam 2022.
    Theo CEO Masan, với Phúc Long, có thể mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới.jpg
    Theo CEO Masan, với Phúc Long, có thể mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới.


    Ông Danny Le cho biết Masan có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, muốn phục vụ trực tiếp người tiêu dùng cần tiếp cận đến lĩnh vực bán lẻ thương mại. Ông nhận định Masan là một tập đoàn "hơi truyền thống", những gì có thể tự làm thì sẽ tự làm.

    Tuy nhiên, để xây dựng từ đầu, có thể mất 5-7 năm mà chưa chắc đã thành công. Ngoài ra, để tiếp cận công nghệ hay chuyển đổi số sẽ cần quá trình dài. Thay vào đó, tập đoàn dùng M&A (mua bán - sáp nhập) để "tìm kiếm DNA của công nghệ và kết nối với DNA của Masan". Do đó, chiến lược tốt nhất là M&A, đầu tư với quy mô lớn để cạnh tranh với các chuỗi nước ngoài.

    "Tại Masan, chúng tôi thường nhìn vào những thương hiệu mạnh trên thị trường. Đó là lý do vì sao Masan đầu tư vào Phúc Long, thương hiệu nội địa khá mạnh. Với Phúc Long, có thể mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới. Trong lĩnh vực trà, cà phê, đây là thương hiệu mạnh giống Starbucks", ông Le chia sẻ.

    Quý 4-2022, Masan tiếp tục mở rộng hệ thống flagship Phuc Long.JPGQuý 4-2022, Masan tiếp tục mở rộng hệ thống flagship Phúc Long.


    Masan lần đầu rót vốn vào Phúc Long vào tháng 5/2021, thông qua công ty con The SHERPA. Với giá trị giao dịch 346 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần, mức định giá lần đầu cho chuỗi này là 1.728 tỷ đồng.

    Đến đầu năm nay, Masan bỏ ra 2.490 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi trà, cà phê này lên 51%, tương đương mức định giá 8.034 tỷ đồng.

    Tháng 8, The SHERPA tiếp tục mua thêm 10,8 triệu cổ phiếu phổ thông, tương đương 34% lợi ích vốn chủ sở hữu của Phúc Long, nâng tỷ lệ sở hữu lên 85%. 

    Tổng cộng, Masan đã đầu tư 6.453 tỷ đồng vào chuỗi đồ uống này, mức định giá khoảng 10.640 tỷ đồng.

    Báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng đầu năm 2022 chưa soát xét của Masan cho biết các cửa hàng trà Phúc Long flagship đang đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của Phúc Long Heritage (công ty con sở hữu thương hiệu trà).

    Sau 9 tháng, Phúc Long Heritage thu về 1.143 tỷ đồng, tương đương 4,2 tỷ đồng/ngày. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao đạt 199 tỷ đồng. Các cửa hàng flagship đóng góp 761 tỷ đồng, chiếm khoảng 66% tổng doanh thu.

    Nguồn: Dân Trí

    Tin liên quan

    Cập nhật

    Đạt tiêu chuẩn hàng không, CHIN-SU Phở Story đồng hành trên các chuyến bay Vietjet

    05/12/2024

    Cập nhật

    Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

    02/12/2024

    Cập nhật

    Lộ trình IPO của Masan Consumer có diễn biến mới

    05/10/2024

    Cập nhật

    Mô hình “New Commerce” giúp tạo ra công ty trăm tỷ $ tại Ấn Độ đang phát huy tác dụng với Doanh nghiệp bán lẻ nào tại Việt Nam?

    23/08/2024

    Cập nhật

    Hơn 5 triệu chai nước mắm Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn được tiêu thụ

    19/08/2024

    Cập nhật

    PRIVATE 100: 100 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

    15/08/2024