15/10/2021
Tập đoàn Masan được vinh danh Top Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021
Mục lục bài viết:
Đại diện Tập đoàn Masan nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021
Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu trong ứng dụng khoa học và công nghệ. Chương trình đã tiến hành khảo sát, bình xét dựa trên nhiều tiêu chí bao gồm: kết quả kinh doanh, bảo vệ thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực lãnh đạo, nguồn nhân lực, trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp, cam kết bảo vệ môi trường, ứng dụng chuyển đổi số, phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả với bối cảnh mới.
Là doanh nghiệp nội địa hàng đầu trong lĩnh vực tiêu dùng – bán lẻ, Tập đoàn Masan đã được vinh danh Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam. Tại chương trình, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc WinCommerce (trước đây là VinCommerce), công ty thành viên của Tập đoàn Masan đã chia sẻ những khó khăn và thách thức cũng như những sáng tạo, đổi mới và thích nghi với tình hình của doanh nghiệp. Đại diện Masan đề xuất Quốc hội tiếp tục rà soát các chính sách điều hành kinh tế và sửa đổi để phù hợp với tình hình mới, đặc biệt tạo điều kiện để xây dựng các trung tâm giao hàng thuộc các khu vực kinh tế trọng điểm, thiết lập hạ tầng logistics… để khôi phục chuỗi cung ứng, tránh đứt gãy.
Đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp trân trọng cảm ơn các quyết sách quan trọng, sự hỗ trợ to lớn của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống dịch, tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh tốt để cộng đồng doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh của mình thời gian qua.
Vượt khó khăn duy trì sản xuất và cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng
Chiều ngày 12/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi gặp mặt Đoàn đại biểu đến từ các doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định: “Cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thúc trách nhiệm, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, thích ứng trong điều kiện khó khăn. Nhiều mô hình, sáng kiến đã được vận dụng sáng tạo.”
Với lĩnh vực cốt lõi là sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu và bán lẻ, Masan có hơn 30 nhà máy và hàng loạt trang trại chăn nuôi, trồng trọt công nghệ cao tại hầu hết các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Hàng ngày, Masan cung ứng các sản phẩm thiết yếu như gạo, mì, nước tương, nước mắm, đồ uống, thịt heo, thịt gà, trứng gà, rau xanh… các loại. Các sản phẩm hàng tiêu dùng của Masan như nước tương CHIN-SU, nước mắm Nam Ngư, thịt MEATDeli, phở CHIN-SU, mì OMACHI, rau sạch WinEco (trước đây là VinEco)… là những sản phẩm quen thuộc, có mặt trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Là một trong số ít doanh nghiệp trong cả nước có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối và bán lẻ, Masan đã và đang phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho một số lượng lớn người dân trong cả nước.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc Thường trực Công ty WinCommerce (thành viên Tập đoàn Masan) phát biểu tại buổi gặp mặt.
Từ cuối năm 2019, chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+ đã khẩn trương ký hợp đồng chiến lược với các đối tác cung cấp hàng thiết yếu và chủ động nguồn cung từ các công ty trong Tập đoàn Masan để cung ứng đầy đủ hàng hóa với giá cả ổn định phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tại TP.HCM, hiện có gần 500 siêu thị và cửa hàng VinMart/VinMart+ tại tất cả các quận/phường. Mỗi phường có ít nhất một cửa hàng VinMart+ có khả năng xử lý lên đến hàng trăm đơn hàng mỗi ngày. Trong những ngày dịch bệnh diễn ra căng thẳng, WinCommerce đã kết nối và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành tại TP. HCM để nhanh chóng cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân: "Chúng tôi đã ngay lập tức liên hệ với các phường, tổ dân phố để tìm phương án giao hàng đến nhân dân cũng như kết nối với chương trình "đi chợ hộ" của địa phương." - bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng giám đốc WinCommerce cho biết.
Tập đoàn Masan đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch nhằm đảm bảo an toàn cho chuỗi sản xuất và bán lẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác chống dịch, tiêm vaccine cho nhân viên, các nhà máy và siêu thị của Masan đều duy trì hoạt động để cung ứng hàng hóa thiết yếu. Tất cả các nhà máy, siêu thị, cửa hàng và khối văn phòng của Tập đoàn tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K. Doanh nghiệp cũng tổ chức xét nghiệm COVID-19 định kỳ với một số bộ phận.
Tiếp sức chống dịch
Bên cạnh nhiệm vụ cung ứng sản phẩm thiết yếu, từ đầu năm 2020 đến nay, Tập đoàn Masan đã đóng góp hơn 270 tỷ đồng vào các hoạt động hỗ trợ người dân và tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Cách đóng góp của Tập đoàn Masan vô cùng đa dạng, từ hàng tỷ đồng qua trao sữa cho các bệnh nhân đang điều trị COVID-19 tại 16 bệnh viện trên địa bàn thành phố; trao tặng vật tư y tế, nhu yếu phẩm trị giá 16 tỷ đồng đến 312 xã/phường/thị trấn thuộc Tp. Hồ Chí Minh; hay đóng góp 60 tỷ đồng vào Quỹ vaccine của Chính phủ.
Đặc biệt, trong hai tháng 7 và 8 cao điểm của dịch bệnh, Tập đoàn Masan đã tài trợ các thiết bị y tế thiết yếu cho trên 15 các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19, cơ quan kiểm soát bệnh tật thành phố và các cơ quan ban ngành thành phố, Công an TP. HCM, tư lệnh TP. HCM gồm rất nhiều vật phẩm mà có lẽ chỉ giới ngành y và các nhà phân phối trang thiết bị mới có thể đo đếm giá trị như: 2 hệ thống máy ECMO & màn hình ELSA, 31. 000 kit test nhanh kháng nguyên Nhật/HQ; 7 máy thở oxy dòng cao HFNC; 3 máy tạo oxy 10L; 5 máy thở xâm lấn; 7.0000 đồ bảo hộ y tế; 50 máy truyền dịch tự động; 20 màn hình theo dõi bệnh 6 thông số; 7.000 găng tay y tế; 10.000 khẩu trang y tế…
Hoạt động ủng hộ tiền mặt và sản phẩm thiết yếu tới lực lượng tuyến đầu chống dịch
Tập đoàn Masan cũng trao tặng các hệ thống ECMO, hàng chục máy thở dòng cao, hàng chục ngàn kit xét nghiệm và đồ bảo hộ y tế đến Sở Y tế tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Hậu Giang… để kịp thời “chia lửa” với các tỉnh trong công tác phòng, chống dịch. Hỗ trợ khách sạn nghỉ ngơi cho y bác sỹ bệnh viện Trưng Vương.
Trước đó, ngay từ đầu dịch, nhiều sản phẩm thiết yếu của Masan như mì KOKOMI, OMACHI, thịt MEATDeli… đã được ủng hộ trực tiếp đến các chốt kiểm soát dịch, đồn biên phòng, bệnh viện và các khu cách ly y tế để tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu hoàn thành nhiệm vụ chống dịch.
Nguồn: Báo Đầu Tư