TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

01/07/2024

3 động lực tăng trưởng của giá cổ phiếu Masan Consumer

Mục lục bài viết:

    Vốn hóa của Masan Consumer hiện đạt gần 6,4 tỷ USD, tăng 100.000 tỷ đồng từ đầu năm, vượt cả Masan Group (Công ty mẹ của Masan Consumer) và các công ty thành viên khác thuộc sở hữu Masan như Masan High-Tech Materials (MHT), Netco (NET), Masan MEATLife (MML) hay Vinacafé Biên Hòa (VCF) cộng lại. Giá cổ phiếu Masan Consumer giữ nhịp tăng bền vững đến từ những thông tin tích cực gần đây, bao gồm kết quả kinh doanh và khả năng huy động thêm vốn.

    Cổ phiếu MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) tiếp diễn xu hướng tích cực, liên tiếp lập đỉnh mới. Cụ thể, đến cuối phiên giao dịch ngày 28/6, giá cổ phiếu Masan Consumer đạt 222.000 đồng/cổ phiếu, tăng 154% so với đầu năm.

    Với 717,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường mã này đạt 159.285 tỷ đồng, xấp xỉ 6,4 tỷ USD. Con số trên vượt qua cả công ty mẹ là Masan Group (MSN), cũng như bỏ xa các thành viên khác trên sàn chứng khoán của tập đoàn như Masan High-Tech Materials (MHT), Netco (NET), Masan MEATLife (MML) hay Vinacafé Biên Hòa (VCF). Nếu tính chung, vốn hóa MCH hiện cao hơn cả MSN, MHT, NET, MML, VCF cộng lại.

    Trong thời gian tới, khi MCH được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thì Masan Consumer sẽ lọt vào top 10 công ty có giá trị vốn hóa cao nhất sàn chứng khoán và sở hữu tiềm năng được cho vào các bộ chỉ số quan trọng của Vn-Index, góp phần đưa MCH vào danh mục nắm giữ của những quỹ lớn trên thị trường chứng khoán. Đơn cử, với mức vốn hóa tương tự, cổ phiếu VPB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng hiện chiếm lần lượt là 6% tỷ trọng danh mục của quỹ DCVFMVN30, quỹ mô phỏng chỉ số VN30, và 8,5% trong quỹ VEIL, một trong những quỹ ngoại lớn nhất đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị tài sản ròng hơn 1,8 tỷ USD. Cả hai quỹ này đều thuộc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital. Với tiềm năng kể trên, giá cổ phiếu Masan Consumer còn nhiều dư địa phát triển khi MCH được niêm yết trên sàn HOSE và được nhiều quỹ mua vào.

    Báo cáo tài chính của Masan Consumer cho thấy kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng qua từng năm. Năm 2023, công ty ghi nhận các con số doanh thu và EBITDA kỉ lục, đạt lần lượt 29.066 tỷ đồng và 7.431 tỷ đồng. Cổ đông thông qua tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền là 100% (10.000 đồng/cổ phiếu). Giá cổ phiếu Masan Consumer cũng không ngừng tăng tốc trên thị trường chứng khoán đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư.

    Đến quý 1/2024, công ty đạt 6.727 tỷ đồng doanh thu và 1.705 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt tăng 7,4% và 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp tiếp tục tăng lên con số 45,9% - chỉ thấp hơn quý 4/2024 và cao hơn 4% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo đánh giá của công ty chứng khoán SSI, giá cổ phiếu Masan Consumer đang ở vùng hấp dẫn do doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với các công ty cùng ngành trong các năm qua (CAGR doanh thu đạt 10% và CAGR LNST đạt 11% trong giai đoạn 2019-2023). Đà tăng giá cổ phiếu Masan Consumer dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì trong 2024-2025 nhờ tiêu dùng phục hồi, hoạt động nghiên cứu tung sản phẩm mới cho thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh của Masan Consumer nhờ nằm trong hệ sinh thái với WinCommerce sẽ gia tăng giá trị của công ty. Biên lợi nhuận gộp được duy trì trên 45% nhờ hoạt động cao cấp hóa sản phẩm.

    Theo thông tin từ Đại hội đồng Cổ đông vừa qua, mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 Big Brands tỷ USD, cao cấp hóa sản phẩm và mở rộng phạm vi sản phẩm cho từng thương hiệu, mở rộng thị trường có thể tiếp cận từ 100 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam lên 8 tỷ người trên toàn cầu.

    Triển vọng phát triển của các doanh nghiệp thuộc nhóm hàng tiêu dùng trong năm 2024 được hỗ trợ bởi kỳ vọng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu dùng, cùng việc Chính phủ thông qua chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).

    Hơn thế nữa, động lực tăng trưởng của giá cổ phiếu Masan Consumer còn đến từ hàng loạt "câu chuyện" mới mà công ty tuyên bố sẽ thực thi mạnh mẽ từ năm 2023 đến nay: chiến lược cao cấp hóa, Go Global và kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE.

    Chiến lược cao cấp hóa

    Trong kỳ họp Đại hội đồng Cổ đông vừa qua, ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Masan Consumer, cho biết công ty đang sở hữu 5 thương hiệu Big Brands có doanh thu 150-250 triệu USD gồm Kokomi, Omachi, Chinsu, Nam Ngư và Wakeup 24/7, đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu, trong 7 năm qua ở thị trường Việt Nam.

    Các sản phẩm của Masan Consumer đáp ứng nhiều nhu cầu của người tiêu dùng ngay tại nhà, từ phòng bếp với các thương hiệu như Chin-su, Nam Ngư, Omachi,… tới phòng tắm với Chante, Net… Và hướng tới mục đích Out-of-Home với sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín...

    Hiện nay, Masan Consumer hướng tới tập trung xây dựng 6 Big Brands tỷ USD nhằm mục tiêu lọt top doanh thu toàn khu vực Đông Nam Á và châu Á. Đây hứa hẹn sẽ là những đầu tàu thúc đẩy giá cổ phiếu Masan Consumer tiếp tục chinh phục những kỉ lục mới.

    Công thức xây dựng Big Brands tỷ USD dựa trên cao cấp hóa sản phẩm tiêu dùng thông qua các sáng kiến đột phá; mở rộng quy mô của từng Big Brand; Chương trình hội viên WIN và hệ sinh thái Point of Life.

    “Nếu chúng ta muốn top doanh thu ở Đông Nam Á thì không thể kinh doanh ở Việt Nam, ngồi chờ đơn hàng… mà phải mang những sản phẩm đặc sắc nhất của Việt Nam tới các vùng đất mới bên ngoài”, ông Trương Công Thắng nhấn mạnh.

    Với mục tiêu đó, ông Thắng nói rằng Masan Consumer phải tập trung xây dựng 6 Big Brands, dành 80% ngân sách marketing để tạo ra những nhu cầu mới và gia tăng thêm giá trị để mở rộng quy mô của các Big Brands.

    Ngoài ra, quá trình số hoá toàn bộ điểm bán, thương mại điện tử và hội viên WiN cũng cần sự hỗ trợ của nhiều bên trong Tập đoàn để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng thời, cần xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ, năng động cho tương lai.

    Chiến lược Go Global

    Tại Đại hội đồng Cổ đông Tập đoàn Masan diễn ra sáng ngày 25/4, Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: “Masan Consumer là "viên kim cương gia bảo", là niềm tự hào trong sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng”.

    Tính đến hiện tại, 98% các hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất 1 sản phẩm của Masan Consumer khi công ty đã xây dựng hệ thống dòng sản phẩm bắt đầu từ nhà bếp, tủ lạnh đến phòng khách, phòng tắm. Trong một thị trường có quy mô khoảng 8 tỷ USD, Masan Consumer đã phục vụ cơ bản đầy đủ các nhu cầu thiết yếu tại nhà.

    Tuy nhiên, với quy mô thị trường FMCG Việt Nam lên đến 32 tỷ USD, thị phần của Masan Consumer vẫn chưa vượt 5%. Do đó, lãnh đạo của Masan Group muốn hướng đến thị trường lớn hơn, cao cấp hơn là out-of-home mà mở đầu với dòng sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín mang thương hiệu Omachi.

    Năm 2023 đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội của Masan Consumer khi áp dụng chiến lược "Go Global - mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới" hướng đến hai mục tiêu: Một là năm 2027, đóng góp 15% doanh số đến từ hoạt động kinh doanh quốc tế. Hai là mở rộng thương hiệu Chin-su, gia vị hàng đầu Việt Nam, để trở thành thương hiệu quốc tế và đưa gia vị Việt ra thế giới. Với tỷ trọng tăng trưởng hiện tại là 4%, Masan Consumer đặt thêm mức tăng trưởng 2-3% mỗi năm, tương đương mức tăng gần 4 lần vào thời điểm 2027.

    Bằng chiến lược “Go Global”, Masan Consumer mở rộng quy mô thị trường thêm 131 lần, đạt đến 3.100 tỷ USD. Bước sang 2024, công ty lên kế hoạch nâng tệp khách hàng lên 8 tỷ người tiêu dùng. Nhịp tăng liên tục của giá cổ phiếu Masan Consumer với tính thanh khoản cao là minh chứng cho niềm tin mạnh mẽ từ thị trường vào những thành tựu doanh nghiệp đạt được trong suốt thời gian qua.

    Có kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại HOSE

    Sở hữu vị thế top đầu ngành hàng tiêu dùng, kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng qua những năm gần đây, giá cổ phiếu Masan Consumer liên tiếp lập đỉnh, MCH không khó để đáp ứng điều kiện niêm yết (hiện giao dịch tại UPCoM).

    Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024 của Masan Consumer đã thông một nội dung quan trọng là chủ trương niêm yết toàn bộ cổ phiếu MCH đang lưu hành trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Đây thực sự là quyết định mang tính đột phá mở ra lộ trình tiềm năng giúp giá cổ phiếu Masan Consumer phát huy tối đa năng lực vượt trội của mã MCH.

    Hiện tại, một số thành viên Masan Group (MSN) khác đã niêm yết cổ phiếu gồm Vinacafé Biên Hòa (VCF) hay Netco (NET), trong khi quy mô vốn rất nhỏ khi đặt cạnh Masan Consumer.

    Khi lần đầu được đưa và giao dịch trên thị trường UPCoM vào tháng 1/2017, tham chiếu của giá cổ phiếu Masan Consumer là 90.000 đồng/cổ phiếu (giá chưa điều chỉnh). Trong 1 năm gần nhất, MCH ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân phiên khoảng 63.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, con số này đã tăng 3 lần trong 1 tháng gần đây (khoảng 260.000 cổ phiếu mỗi phiên).

    Thông tin cập nhật từ Bloomberg News cho thấy hiện Masan Consumer niêm yết trên UpCom nhưng thanh khoản thị trường này rất thấp. Do đó, báo cáo phân tích của HSBC tin rằng việc chuyển sang niêm yết trên HOSE có thể giúp giá cổ phiếu Masan Consumer tăng trưởng ổn định, cải thiện tính thanh khoản, phù hợp với năng lực vượt trội mà công ty đạt được trong nhiều năm qua.

    Năm nay, MCH dự kiến sẽ đạt doanh thu từ 32.500 tỷ đồng đến 36.000 tỷ đồng, với mức tăng trưởng đóng góp chủ yếu của ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc gia đình, cá nhân. Với triển vọng kinh doanh tích cực, giá cổ phiếu Masan Consumer được tin tưởng sẽ tiếp tục giữ vững “phong độ” hiện tại.

    Tin liên quan

    Cập nhật

    Triển vọng của cổ phiếu Masan Group trong dài hạn

    01/08/2024

    Cập nhật

    Các cổ phiếu tiềm năng được các tổ chức tài chính đánh giá tích cực

    23/07/2024

    Cập nhật

    Đi tìm động lực tăng giá của cổ phiếu Masan Consumer

    22/07/2024

    Cập nhật

    Công nghệ tiêu dùng đang thay đổi ngành bán lẻ như thế nào?

    10/07/2024

    Cập nhật

    Vì sao các tổ chức tài chính khuyến nghị tích cực với cổ phiếu MSN?

    10/07/2024

    Cập nhật

    Giải mã triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu tiêu dùng – bán lẻ

    01/07/2024