TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

22/04/2024

Cổ phiếu Masan đón dòng tiền đầu tư lớn

Cổ phiếu Tập đoàn Masan (Mã chứng khoán: MSN) nằm trong rổ chỉ số VN30, thuộc nhóm 30 cổ phiếu chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với kỳ vọng phục hồi của thị trường tiêu dùng, sự kiện nâng hạng của thị trường chứng khoán và đà tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp, cổ phiếu Masan đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Kỳ vọng phục hồi của thị trường tiêu dùng

Masan là tập đoàn đa ngành hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng (gia vị, mì ăn liền, đồ uống, bột giặt…), chăn nuôi chế biến thịt, viễn thông, đến khai thác khoáng sản,... Trong đó, mảng kinh doanh tiêu dùng, bán lẻ hiện là trọng tâm đầu tư và mang về doanh thu, lợi nhuận cao nhất cho tập đoàn. Chính vì vậy, thị trường tiêu dùng Việt Nam, cũng như các yếu tố tác động đến thị trường trong khu vực và trên thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá cổ phiếu Masan.

Bước sang năm 2024, thị trường tiêu dùng Việt Nam được dự đoán phục hồi ổn định trong bối cảnh triển vọng kinh tế được cải thiện. Các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Masan cũng được đánh giá tăng trưởng tích cực, giúp cổ phiếu Masan là MSN thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư.

Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định: Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, dân số Việt Nam có gần 100 triệu người, với một nửa trong số đó dưới 32 tuổi. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6-6,5% với động lực đến từ vốn FDI, hoạt động xuất khẩu hồi phục và tăng trưởng trở lại, niềm tin tiêu dùng quay trở lại. Bên cạnh đó, GDP được dự báo sẽ tăng 5,8%, giúp Việt Nam trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất toàn cầu.

Chính sách hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế, tăng tiêu dùng nội địa. Điển hình là chính sách cải cách tiền lương bắt đầu triển khai ngày 1/7/2024. Hay như một số gói kích thích tài khóa, trong đó có giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) nửa đầu năm 2024. Xu hướng giảm lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ duy trì. Thu nhập người dân ổn định cũng giúp cải thiện tỷ lệ nợ xấu tại các công ty cho vay tiêu dùng, giúp cho tín dụng tiêu dùng quay lại vào nửa cuối năm 2024.

Theo sau là các chính sách hỗ trợ sự phục hồi của du lịch. Theo Chứng khoán VnDirect, lượng khách du lịch nội địa tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng 7%, khách quốc tế tăng 30%. Qua đó, thúc đẩy tổng mức bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống giúp thị trường tiêu dùng cải thiện mạnh.

Người tiêu dùng lạc quan: Theo tổ chức tài chính UBS, tiêu dùng tư nhân của Việt Nam dự kiến tăng 7,0% vào năm 2024, mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ trong 3 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023. Các cổ phiếu thuộc nhóm ngành ít rủi ro như tiêu dùng, bán lẻ, y tế, dược phẩm, tiện ích,... nhận được sự quan tâm từ các quỹ đầu tư ngoại, trong đó có cổ phiếu Masan.

Chỉ số lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam có thứ hạng cao trên toàn cầu

Theo UBS Evidence Lab, niềm tin người tiêu dùng châu Á sẽ còn tăng lên, khi khả năng duy trì công việc khả quan hơn. Tại Việt Nam, chỉ số lạc quan của người tiêu dùng tiếp tục có thứ hạng cao trên toàn cầu, góp phần ổn định thị trường trong nước.

Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng: Một yếu tố quan trọng khác là sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Theo World Data Lab, Việt Nam sẽ có thêm 4 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2024 và 23,2 triệu người đến năm 2030. Khi thu nhập người tiêu dùng cải thiện, hưởng lợi đầu tiên sẽ là các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, tiêu dùng, trong đó có Masan. Masan có số lượng người tiêu dùng trong nước lớn: 98% gia đình Việt có ít nhất một sản phẩm của Masan. Nhu cầu tất yếu sử dụng các mặt hàng có thương hiệu và chất lượng cao tại Việt Nam liên tục gia tăng, góp phần giúp cổ phiếu Masan trở nên triển vọng hơn trong mắt nhà đầu tư.

Nhận định tích cực từ các tổ chức tài chính uy tín

Bước sang năm 2024, cổ phiếu Masan nhận được nhiều tổ chức tài chính phân tích chuyên sâu và đánh giá tích cực.

Theo báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam, Tập đoàn tài chính J.P Morgan đã lựa chọn cổ phiếu Masan (MSN) làm ưu tiên đầu tư hàng đầu khi chọn thị trường Việt Nam. Đồng thời, đưa ra mức định giá 102.000 VND/Cổ phiếu Masan. Dựa trên cơ sở trên, nhà đầu tư đang có lợi thế lớn khi mua cổ phiếu Masan với mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị thực. Tiềm năng tăng giá của cổ phiếu Masan tỷ lệ thuận với mức lợi nhuận cổ đông tập đoàn nhận được.

Cũng theo JPMorgan, cổ phiếu Masan là một trong những đại diện tốt nhất cho câu chuyện tiêu dùng hiện đại của thị trường Việt Nam, một thị trường năng động và đầy tiềm năng. Các chuyên gia phân tích cổ phiếu của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của Masan đã qua đi. Động lực tăng trưởng của Masan là The CrownX với tăng trưởng ổn định từ Masan Consumer Holdings và WinCommerce tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động. Tùy vào điều kiện vĩ mô thực tế, sự hồi phục mạnh mẽ của lợi nhuận sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho cổ phiếu Masan.

Đồng quan điểm về triển vọng tích cực của cổ phiếu Masan, Công ty Chứng khoán HSC đầu tháng Tư đã cập nhật báo cáo chuyên sâu về doanh nghiệp và đưa ra khuyến nghị MUA với MSN, giá mục tiêu gần nhất là 92,900 VND/Cổ phiếu.

Còn theo báo cáo phân tích của VietCap, Masan sở hữu nhiều mảng kinh doanh tiêu dùng, từ sản xuất thực phẩm và đồ uống đến mạng lưới bán lẻ toàn quốc, mỗi mảng có sự cộng hưởng ý nghĩa với nhau. Định vị là một công ty tiêu dùng, Masan tăng quyền sở hữu và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh liên quan đến mảng tiêu dùng, đồng thời thoái vốn khỏi hoạt động kinh doanh không cốt lõi. Đây là chiến lược mà VietCap đánh giá là làm tăng đáng kể cho giá trị doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ cho triển vọng giá của cổ phiếu Masan.

Câu chuyện rót vốn của Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ quản lý khoảng 180 tỷ USD cũng là điểm sáng hỗ trợ cho sự bứt phá của cổ phiếu Masan. Thương vụ đầu tư 250 triệu USD của Bain Capital dự kiến sẽ hoàn tất vào ngày 22/4. Nguồn vốn ngoại sẽ giúp Masan nâng cao mức độ linh hoạt trong quản lý bảng cân đối kế toán, thực hiện các nghĩa vụ tài chính và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh tập trung vào người tiêu dùng trong tương lai. Đáng chú ý, mức giá Bain Capital chấp nhận rót vốn là 85,000 VND/Cổ phiếu, cao hơn mức giá trị trường của cổ phiếu Masan, cho thấy tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Một khía cạnh được quan tâm khác, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu Masan là động lực tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm câu chuyện nâng hạng thị trường lên EM (Emerging Market – Thị trường mới nổi). Theo Ngân hàng Thế giới, nếu nâng hạng thị trường thành công, Việt Nam có thể thu hút khoảng 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế cho tới năm 2030.

Hội thảo “Giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam” do Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức

Hiện cổ phiếu Masan được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), thuộc nhóm cổ phiếu VN30. Đây là rổ cổ phiếu gồm các bluechips, chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, là những cổ phiếu sẽ hưởng lợi đầu tiên và trực tiếp khi dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam. Bởi lẽ các quỹ đầu tư quốc tế thường lựa chọn các cổ phiếu của các doanh nghiệp đầu ngành, với nền tảng tài chính tốt, minh bạch thông tin, có tầm nhìn chiến lược rõ ràng để phát triển, mang về lợi nhuận bền vững trong tương lai. Tập đoàn Masan và cổ phiếu Masan (MSN) là một trong số đó, thu hút nguồn vốn ngoại, đứng trước cơ hội nguồn tiền dồi dào từ thị trường đầu tư quốc tế.

Có thể thấy, sau khi phân tích giá trị nội tại của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính nhận định cổ phiếu Masan đang underperform và là cơ hội đầu tư tốt cho các nhà đầu tư. Nắm giữ dòng tiền tự do, tương đương 1 tỷ USD tiền mặt giúp Masan triển khai các sáng kiến kinh doanh mới, cải thiện lợi nhuận và tránh được rủi ro biến động thị trường. Bên cạnh đó, Masan đang trên đà xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ cho thị trường, cũng như đẩy mạnh chuyển đổi số để khai thác tối ưu kênh thương mại điện tử và tiện ích số đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tại mỗi giai đoạn tăng trưởng đều có kế hoạch và chiến lược thực tế.

Năm 2024, Tập đoàn Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 84.000 – 90.000 tỷ VND, tăng 7 – 15% so với cùng kỳ năm 2023; Lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số, dự kiến đạt 2.290 – 4.020 tỷ VND, tăng tương ứng 17% và gấp đôi so với năm trước.

Đứng trước những cơ hội trong năm 2024, cổ phiếu Masan nhận được sự quan tâm của cả cá nhân và tổ chức, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Tin liên quan

Cập nhật

Triển vọng của cổ phiếu Masan Group trong dài hạn

01/08/2024

Cập nhật

Các cổ phiếu tiềm năng được các tổ chức tài chính đánh giá tích cực

23/07/2024

Cập nhật

Đi tìm động lực tăng giá của cổ phiếu Masan Consumer

22/07/2024

Cập nhật

Công nghệ tiêu dùng đang thay đổi ngành bán lẻ như thế nào?

10/07/2024

Cập nhật

Vì sao các tổ chức tài chính khuyến nghị tích cực với cổ phiếu MSN?

10/07/2024

Cập nhật

Giải mã triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu tiêu dùng – bán lẻ

01/07/2024