TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

20/04/2024

Việt Nam: Điểm sáng đầu tư vào startup cho các quỹ quốc tế

Theo báo cáo mới của Enterprise Singapore và DealStreetAsia, số vốn đầu tư vào các startup Việt Nam chỉ đạt 510 triệu USD trong năm 2023. Đồng nghĩa với việc giảm gần 30% so với 2022. Tuy nhiên, đây không phải là dấu chấm hết cho thị trường khởi nghiệp đầy tiềm năng này. Trái lại, sự sụt giảm này là cơ hội để các quỹ đầu tư nước ngoài nhìn nhận Việt Nam như một điểm sáng tiềm năng với nhiều lợi thế cạnh tranh và cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Thị trường tiềm năng

Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ: Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6-7%/năm trong nhiều năm qua.

Năm 2023, GDP của Việt Nam ước tính tăng 5,05% so với năm 2022. Mặc dù không đạt được mục tiêu 6,5% đề ra do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đại dịch, biến động kinh tế thế giới,... nhưng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.

Vietnam's Financial Markets in an Evolving Regulatory Framework - In-House Community

Để dễ hình dung, nếu năm 2010 GDP của Việt Nam chỉ đạt 1.614 USD/người thì đến năm 2023 đã đạt mức 4.284 USD/người. Trong giai đoạn Covid-19 lây lan năm 2020 và 2021, Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia châu Á không rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế mạnh trong đại dịch. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam có sức đề kháng tốt, có khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế quốc tế.

Theo đánh giá từ Forbes: “Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vượt qua tác động của đại dịch khá tốt”. Tạp chí tài chính uy tín này cũng viết: “GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất trong số tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu hướng này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của quốc gia này trong những năm qua”.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2023 được hỗ trợ bởi một số điểm thuận lợi đến từ chính sách. Đầu tiên là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ kết hợp hiệu quả giúp kiểm soát lạm phát ở vùng an toàn, giữ cho nền kinh tế vĩ mô ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Thứ hai là “bệ đỡ” của nền kinh tế là khu nông nghiệp. Thứ ba, sự phục hồi của ngành dịch vụ, với điểm sáng đến từ ngành du lịch. Thứ tư, hoạt động công nghiệp đang từng bước phục hồi, với các chỉ số sản xuất tăng nhẹ trở lại. Cùng với đó, động lực thúc đẩy tăng trưởng quan trọng đến từ nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện: Chính phủ Việt Nam đang đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng, viễn thông,... Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện giúp giảm chi phí vận hành và tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Dân số trẻ và năng động đồng nghĩa với nguồn lao động dồi dào và dư địa phát triển thị trường tiêu dùng lớn: Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 15 thế giới, top ba trong khu vực Đông Nam Á về quy mô dân số và có tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động cao. Cụ thể, năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu người, với tỷ lệ cân bằng giữa nam giới và nữ giới (nam giới chiếm 49,9% và nữ giới chiếm 50,1%).

Theo HSBC, những đặc điểm nhân khẩu học mang lại thế mạnh lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Quy mô lớn, trẻ trung, năng động và có tinh thần làm chủ và am hiểu công nghệ. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lên đến hơn 73% và tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng ở mức 38%. Độ tuổi lao động của Việt Nam tiếp tục tăng ở mức 0,4% hàng năm trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore đều suy giảm.

Với tầng lớp thu nhập trung lưu gia tăng nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và cao cấp, Việt Nam đang trên đà trở thành thị trường tiêu dùng tương lai. Điều này mang đến cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài những cơ hội lớn.

Lực lượng lao động của Việt Nam cũng được đánh giá cao về kỹ năng, sự cần cù và khả năng sáng tạo. Song song với đó, chất lượng đào tạo cũng có nhiều chuyển biến tích cực qua các năm, góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề. Quy trình đào tạo tại Việt Nam dần chuyển biến từ hướng “cung” sang “cầu”, gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong nước và đầu tư nước ngoài FDI. Đáng chú ý, lao động Việt Nam đã giành nhiều huy chương, chứng chỉ xuất sắc tại các cuộc thi tay nghề khu vực ASEAN và thế giới, cho thấy tiềm năng phát triển lớn.

Môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng thuận lợi: Với phương châm "Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam", Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và kinh doanh. Chính phủ đã và đang cải thiện môi trường đầu tư bằng cách xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch, giảm thủ tục hành chính và thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Thông qua nhiều chính sách ưu đãi về thuế, nhà xưởng, lao động, cung ứng nguyên liệu, hạ tầng,... tạo cơ hội và thu hút nguồn vốn ngoại. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA),... tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với nhà đầu tư quốc tế. Kết quả là hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng sôi động với nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào Việt Nam.

Lợi thế cạnh tranh của các startup Việt Nam

Sự phát triển của internet và công nghệ thúc đẩy nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Theo dự đoán của Temasek và Google, nền kinh tế internet của Việt Nam sẽ đạt giá trị 45 tỷ USD vào năm 2025.

Những nỗ lực số hóa của Việt Nam đã và đang tạo ra một luồng gió mới cho thị trường khởi nghiệp. Tạo ra cơ hội mới và nhu cầu cho các doanh nghiệp startup có thể cung cấp giải pháp công nghệ nhằm cải thiện hệ thống hiện tại trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ, giáo dục, tài chính, logistics,...

Thị trường startup của Việt Nam có những lợi thế rõ rệt như chi phí vận hành thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực; Nguồn nhân lực trẻ, có trình độ học vấn, kỹ năng cao và khả năng tiếp thu nhanh; Dư địa phát triển lớn,... Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh mẽ, với nhiều coworking space, vườn ươm và quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp.

Chính phủ Việt Nam cũng cho thấy sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực đối với cộng đồng khởi nghiệp. Thông qua nhiều cam kết hỗ trợ khởi nghiệp và tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế.

Cơ hội đầu tư tài chính vào Việt Nam của các quỹ nước ngoài

Theo báo cáo của Enterprise Singapore và DealStreetAsia, số vốn đầu tư vào các startup Việt Nam chỉ đạt 510 triệu USD trong năm 2023, thu hẹp từ 700 triệu USD hồi 2022. Đồng nghĩa với việc giảm gần 30%. Tuy nhiên, đây cũng là mức giảm thấp nhất trong các nước Đông Nam Á.

Có thể nói, đây là thời điểm tốt để các nhà đầu tư quan sát, đánh giá lại tiềm năng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn “mùa đông rót vốn” các doanh nghiệp startup có khoảng thời gian dừng các hoạt động gọi vốn thật nhanh, thật nhiều, mà tập trung cho các khía cạnh quan trọng hơn như sản phẩm, con người và khách hàng.

Why Vietnam's Emergence as a Startup Hub is Promising for Investors

Thời gian gọi vốn khó khăn là khoảng thời gian cho doanh nghiệp startup bắt buộc tập trung cải thiện, nâng cao hiệu quả của quản lý nội bộ. Dù sao, mục tiêu của một thương vụ đầu tư vẫn là tạo ra một doanh nghiệp có khả năng phát triển thực sự và xây dựng những giá trị xã hội rõ ràng.

Ở một khía cạnh khác, đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu và đánh giá kỹ hơn triển vọng đầu tư tài chính vào Việt Nam và chất lượng của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Đồng thời, “bắt đáy” và đầu tư tài chính vào các công ty khởi nghiệp đang có định giá thấp hấp dẫn.

Là một quốc gia trên đà phát triển, mọi lĩnh vực như công nghệ tài chính, thương mại điện tử, giáo dục, y tế,... đều đang đưa ra nhiều vấn đề trong quá trình đi lên của nền kinh tế. Theo đó, mở ra rất nhiều cơ hội để các startup áp dụng công nghệ để đổi mới, giải quyết các vấn đề này. Nhiều công ty khởi nghiệp tại Việt Nam hiện có mô hình kinh doanh sáng tạo, đội ngũ sáng lập tài năng. Đủ “nguyên liệu” để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Mức giá đầu tư tài chính vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam tương đối hợp lý so với tiềm năng lợi nhuận. Đặc biệt là khi Việt Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn, có môi trường đầu tư tài chính ngày càng được cải thiện và minh bạch. Và Chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khởi nghiệp, tạo ra nhiều ưu đãi và chính sách hỗ trợ.

Chính vì vậy, với cửa sáng đầu tư tài chính vào Việt Nam, các quỹ đầu tư nước ngoài nên nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và lựa chọn công ty khởi nghiệp tiềm năng. Đồng thời, hợp tác với các nhà đầu tư nội địa, các đơn vị tài chính uy tín tại Việt Nam để có được thông tin và hỗ trợ cần thiết. Bên cạnh đó, tham gia vào các hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam để kết nối với các nhà đầu tư khác và các công ty khởi nghiệp.

Bất chất những thách thức của kinh tế toàn cầu cũng như thị trường đầu tư nói riêng trong năm 2023, Việt Nam vẫn là điểm sáng tiềm năng cho các quỹ đầu tư quốc tế với nhiều lợi thế cạnh tranh và cơ hội đầu tư hấp dẫn. Đầu tư tài chính vào Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực khởi nghiệp là một quyết định sáng suốt với tiềm năng lợi nhuận cao về trung và dài hạn.


Tin liên quan

Cập nhật

Triển vọng của cổ phiếu Masan Group trong dài hạn

01/08/2024

Cập nhật

Các cổ phiếu tiềm năng được các tổ chức tài chính đánh giá tích cực

23/07/2024

Cập nhật

Đi tìm động lực tăng giá của cổ phiếu Masan Consumer

22/07/2024

Cập nhật

Công nghệ tiêu dùng đang thay đổi ngành bán lẻ như thế nào?

10/07/2024

Cập nhật

Vì sao các tổ chức tài chính khuyến nghị tích cực với cổ phiếu MSN?

10/07/2024

Cập nhật

Giải mã triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu tiêu dùng – bán lẻ

01/07/2024