FEATURED NEWS

Featured information about Masan Group and Market

January 20, 2021

Bước nhảy vọt của Masan

Table of Contents:

    (Thanh Niên) - Sau một năm tiếp quản VinMart/VinMart+, Masan đang thay da đổi thịt chuỗi bán lẻ này, hướng đến việc hiện thực hóa tầm nhìn về một 'kỳ lân' trong ngành bán lẻ - tiêu dùng.

    Tuong ot Chinsu.jpg

    Những ngày cuối năm 2020, Masan đón tin vui khi nhận danh hiệu Công ty có thương vụ đầu tư, mua bán - sáp nhập (M&A) tiêu biểu nhất 2019 - 2020. Trải qua năm 2020 đầy biến động khi nhiều doanh nghiệp bị tổn thương bởi đại dịch Covid-19, Masan và các công ty thành viên vẫn hoàn thành các thương vụ M&A lớn, có thể kể đến như mua lại VinCommerce, Bột giặt NET, nền tảng kinh doanh vonfram của H.C.Starck hay đầu tư góp vốn vào 3F Việt. Đặc biệt, thương vụ nhận sáp nhập hệ thống siêu thị VinMart, VinMart+, nông trại VinEco từ Vingroup giúp Masan hình thành đế chế hàng tiêu dùng - bán lẻ có quy mô lớn tại Việt Nam.

    Sau khi tiếp quản hệ thống bán lẻ này, Masan đối diện không ít hoài nghi khi VinCommerce đang lỗ sau nhiều năm vận hành. Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group Nguyễn Đăng Quang khi đó chia sẻ: “Không phải ai cũng đồng tình với thương vụ sáp nhập VCM nhưng đây là bước nhảy vọt mang tính cách mạng của Masan”. Sau một năm, bước nhảy của Masan đang thu về những kết quả khi VinMart thay da đổi thịt.

    Quyết liệt chuyển đổi

    Trước khi về với Masan, một trong những chuỗi bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam - VinCommerce có hơn 3.000 siêu thị VinMart và siêu thị mini VinMart+. Ngay khi tiếp quản VinCommerce, Ban lãnh đạo Masan nhanh chóng tinh gọn mạng lưới cửa hàng, đóng những siêu thị có tỷ lệ doanh thu thấp hơn 50%. Sau 9 tháng, 421 cửa hàng VinMart+ và 12 siêu thị VinMart dừng hoạt động. Song song đó, Masan đồng thời đưa vào vận hành mô hình siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+ với diện mạo, cách bài trí mới, ưu tiên cung cấp hàng tươi sống nhiều hơn. Ngoài ra, công ty cũng tiết giảm chi phí hoạt động, tối ưu hóa danh mục sản phẩm, đàm phán lại với nhà cung cấp, đưa ra chính sách giá mới.

    Một lợi thế lớn khác của Masan khi vận hành VinCommerce là việc sở hữu chuỗi giá trị thịt mát MEATDeli. Nhờ đó, VinCommerce trở thành nhà bán lẻ nhu yếu phẩm có thể tích hợp mảng sản xuất hàng tươi sống. Việc Masan MEATLife đầu tư vào Công ty 3F Việt đồng thời bổ sung sản phẩm thịt gia cầm vào chuỗi giá trị thịt sẵn có, tiếp tục giúp VinCommerce có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ những thay đổi trên, biên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) của VinCommerce trong quý 3/2020 chỉ còn -2,8%, cải thiện đáng kể so với mức -6,6% cùng kỳ năm 2019. Tổng doanh thu sau 9 tháng của VinCommerce là 23.678 tỉ đồng.

    Song song đó, mảng kinh doanh cốt lõi của Masan là hàng tiêu dùng nhanh tiếp tục tăng trưởng mạnh với nhiều phát kiến mới. Khi xu hướng tiêu dùng dịch chuyển ăn tại nhà thay vì đến hàng quán do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Masan tung ra nhiều sản phẩm thực phẩm tiện lợi mới để đón đầu.

    Quả ngọt cho Masan khi kết quả doanh thu của Masan Consumer Holdings sau 9 tháng đạt 16.359 tỉ đồng, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm trước.

    Nhờ đó, The CrownX, nền tảng tích hợp mảng tiêu dùng và bán lẻ hiện đại của Masan đạt doanh thu thuần tới hơn 40.000 tỉ đồng (1,7 tỉ USD) sau 3 quý đầu năm. Biên EBITDA của The CrownX đạt 6,3%. Giá cổ phiếu Masan trên thị trường chứng khoán cũng phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào tập đoàn. Từ vùng giá chưa đến 55.000 đồng đầu tháng 10, giá cổ phiếu Masan tăng hơn 50% lên mức hơn 80.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức tăng gần 3 lần so với đà tăng chung của VN-Index.

    Tổng kết năm 2020, Masan Group hoàn thành mục tiêu đề ra tại Đại hội đồng cổ đông: doanh thu thuần từ 75.000 - 85.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty trong mức 1.000 - 3.000 tỉ đồng.

    Doanh thu năm 2021 có thể vượt 93.000 tỉ đồng

    Năm 2021, Công ty Chứng khoán Mirae Asset đánh giá triển vọng khả quan về năng lực tăng trưởng doanh thu của Masan Group trên mọi mảng kinh doanh, tổng doanh thu dự báo đạt 93.251 tỉ đồng với tốc độ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ. Mirae Asset kỳ vọng VinCommerce sẽ tăng trưởng 19%, đạt doanh số 38.701 tỉ đồng năm 2021.

    Cùng với đó, doanh thu của Masan Consumer Holdings được dự báo tăng 9% trong năm tới nhờ việc các sản phẩm mới tiếp tục ra mắt và phân khúc cao cấp vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó, vai trò của nhóm sản phẩm “bữa ăn toàn diện” được dự báo sẽ ngày càng quan trọng.

    Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra những dự báo lạc quan với kỳ vọng Masan sẽ đạt doanh thu 93.100 tỉ đồng. VCSC cho rằng biên lợi nhuận của VinCommerce sẽ cải thiện khi các hoạt động tái cấu trúc dần phát huy hiệu quả. Cụ thể, hệ thống bán lẻ này sẽ tiếp tục cải thiện về hàng tươi sống để thu hút khách hàng, cùng với các đối tác tăng cường mức đầu tư, đổi mới sản phẩm để phát triển thương hiệu và nâng cao hiệu quả logistics.

    VCSC dự báo tăng trưởng doanh thu cho các ngành hàng đang nổi lên của Masan như thịt chế biến và sản phẩm chăm sóc nhà cửa, cá nhân sẽ đạt 40 - 60% năm 2021 nhờ các sản phẩm mới tiếp tục ra mắt và tận dụng hệ thống phân phối của VinMart, VinMart+.

    VinMart VinEco.jpg

    Thay đổi bứt phá cho tầm nhìn toàn cầu năm 2025

    Kết quả khả quan năm 2020 và dự báo tích cực về năm 2021 mới chỉ là những bước đầu tiên trong hành trình hiện thực hóa tầm nhìn năm 2025 của Masan với nền tảng bán lẻ - hàng tiêu dùng The CrownX. Ban lãnh đạo Masan đặt mục tiêu có 10.000 cửa hàng bán lẻ vào năm 2025. Ngoài ra, tập đoàn cũng muốn có 20.000 điểm bán hoạt động theo hình thức nhượng quyền. Masan sẽ hỗ trợ mô hình vận hành, sản phẩm, công nghệ; còn các đơn vị nhận nhượng quyền chịu trách nhiệm về mặt bằng, tài chính, nhân sự. Với quy mô tổng cộng 30.000 cửa hàng, Masan có thể phục vụ tới 30 - 50 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Với tiềm năng thị trường bán lẻ - hàng tiêu dùng lên tới hơn 100 tỉ USD, Masan kỳ vọng có thể cán mốc doanh thu 5 - 10 tỉ USD sau 5 năm nữa. Công ty đồng thời đặt mục tiêu lọt vào nhóm 50 thương hiệu bán lẻ toàn cầu.

    “Chúng tôi nhìn vào tín hiệu của thị trường, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng để mua lại những thương hiệu lớn, thực hiện chiến lược mới bằng các thương vụ M&A”, Tổng giám đốc Masan Group Danny Le chia sẻ.

    Ngoài việc M&A để mở rộng danh mục sản xuất, Masan cũng đặt mục tiêu trở thành đối tác ưu tiên của các nhà cung cấp lớn trong đổi mới sản phẩm, phát triển thương hiệu, hướng tới việc xây dựng danh mục hàng độc quyền lên đến 40%. Đây chính là chìa khóa thành công của những chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới như Walmart, Tesco.


    Related News

    Updated

    Masan High-Tech Materials successfully exited its downstream business H.C. Starck

    December 18, 2024

    Updated

    How Masan employs dealmaking to build its consumer-retail platform

    November 28, 2024

    Updated

    SK Group completes sale of 76 million Masan Group shares

    November 05, 2024

    Updated

    Masan reports third quarter earnings of $27.6 million

    October 24, 2024

    Updated

    EDC signs first partnership in Vietnam with Masan Group to advance trade relations between both nations

    October 21, 2024

    Updated

    Masan secures $5B in foreign investment focused on consumer retail building blocks

    October 16, 2024